Bạn đang muốn sử dụng băng tải vào dây chuyền sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng không biết nên thiết kế sao cho phù hợp? và đảm bảo những tiêu chí gì để an toàn và hiệu quả nhất? Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một số tiêu chí và quy trình thiết kế băng tải đúng tiêu chuẩn trong bài viết dưới đây.
Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Các tiêu chuẩn thiết kế băng tải
Quy trình thiết kế băng tải đạt đúng tiêu chuẩn khi đáp ứng đủ những yêu cầu sau:
- Đảm bảo các thông số cơ bản và yêu cầu về kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 5420:1991
- Đảm bảo yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn TCVN 2290:1978 về thiết bị sản xuất
- Những sản phẩm có nhiệt độ cao cần có những loại băng tải chuyên dụng, được che kín và có vách ngăn (tối đa là 45 độ C).
- Băng chuyền vận chuyển các vật ướt cần có tấm che để hạn chế văng nước ra ngoài.
- Với những sản phẩm bay hơi hay gây bụi thì cần có hệ thống bịt kín hoàn toàn hoặc có các thiết bị hút bụi.
8 bước thiết kế băng tải đúng chuẩn
Bước 1: Lựa chọn loại băng tải
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định được mục đích sử dụng băng tải cho loại sản phẩm hàng hóa nào, dựa vào đặc điểm đó để lựa chọn loại băng tải cho phù hợp. Đây là bước đặc biệt quan trọng.
Ví dụ, trong ngành sản xuất thực phẩm cho các loại bánh thì cần loại băng chuyển nhựa chống dính hoặc băng tải xoắn… còn trong ngành sản xuất nguyên vật liệu xây dựng thì cần loại băng tải xích hoặc cao su để vận chuyển được hàng hóa có trọng lượng lớn.
Bước 2: Tính toán kích thước băng tải
Bước này sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng của băng tải. Khi đảm bảo các chỉ số và chiều rộng, chiều dài, độ co giãn, độ chịu lực,… hàng hóa sẽ được vận chuyển một cách trơn tru và đảm bảo an toàn.
Bước 3: Chọn vận tốc băng tải
Nếu băng chuyền vận chuyển với tốc độ quá nhanh sẽ khiến hàng hóa bị văng khỏi đường băng, còn nếu quá chậm thì sẽ khiến hoạt động sản xuất trì trệ. Cả hai lý do này đều khiến doanh nghiệp phải chịu những tổn thất lớn. Do đó cần nghiên cứu kỹ lưỡng và điều chỉnh vận tốc băng tải sao cho phù hợp với loại hàng hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 4: Lựa chọn động cơ băng tải
Dựa vào việc tính toán vận tốc của băng tải để lựa chọn động cơ sao cho hợp lý nhất, chất lượng cao và độ bền tốt. Đây là một bước vô cùng quan trọng vì băng tải hoạt động được thì phải có động cơ. Điều này quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất của toàn bộ hệ thống.
Bước 5: Tính toán các tang dẫn động, tang bị động
Xác định đường kính các tang dẫn sao cho đảm bảo được độ bền cao và kết cấu nhỏ gọn nhất dựa theo loại băng tải đã chọn ban đầu.
Bước 6: Tính toán, thiết kế bộ phận đỡ
Bộ phận đỡ sẽ giúp hoạt động của hệ thống diễn ra một cách trơn tru và bền bỉ hơn. Có thể sử dụng con lăn hoặc tấm đỡ tùy thuộc vào chiều dài băng tải đã lựa chọn trước đó, sao cho băng tải có thể làm việc êm và bền.
Bước 7: Tính toán Dây belt tải và việc định lượng cấp liệu
Dây belt thường được làm từ chất liệu PVC, Pu, xích,… Mỗi loại sẽ có những đặc điểm phù hợp với từng loại sản phẩm và yêu cầu khác nhau. Dựa theo loại băng tải đã chọn, cần chọn loại dây có kết cấu bền và ổn định.
Việc điều chỉnh sẽ được tiến hành bằng tấm chắn điều chỉnh ở của ra của máng cấp liệu.
Bước 8: Tính toán bộ truyền động, tính toán bền, tính then, tính chọn ổ lăn
Dựa trên lý thuyết truyền động, cơ khí và sức bền của vật liệu để tính toán toán bộ truyền động, tính toán bền, tính then, tính chọn ổ lăn sao cho chính xác nhất.
Những lưu ý trong quy trình thiết kế băng tải
- Khi lựa chọn các loại băng tải khác nhau cần cân nhắc, tính toán cẩn thận để đảm bảo quá trình vận chuyển được diễn ra liên tục.
- Lắp đặt băng tải ở vị trí thông thoáng tránh bụi bẩn, hóa chất ảnh hưởng đến chất lượng.
- Hãy lựa chọn nghiên cứu cơ sở sản xuất uy tín, có chế độ bảo hành tốt.
- Tùy theo loại vật liệu vận chuyển khác nhau mà chọn loại băng tải phù hợp.
- Tùy theo khối lượng hàng hóa cần vận chuyển và công suất phù hợp.
- Nhìn vào diện tích, không gian nhà xưởng để thiết kế kích thước băng tải hợp lý.